Sau khi bài viết "Kỹ năng thất truyền..." được đăng thì tác giả nhận được khá nhiều gạch đá từ phía độc giả. Cảm thấy mình cần phải chia sẻ nhiều hơn cho các anh em những gì mình có nên mạn phép post bài này.
“Trước tiên, muốn luyện thành võ công, ta phải hiểu rõ bản chất của nó. Gần đây không hiểu vì sao mà các bí kíp chém gió trên giang hồ đều nói về chuyện cưa gái, làm cho võ lâm đồng đạo hiểu lầm về chém gió Các cao tăng Khóai Lạc Tự đã định nghĩa : “Chém gió là hành vi nói sai lệch sự thật, theo chiều hướng phóng đại, nhằm đề cao bản thân hoặc một đối tượng nào đó” Như vậy ta có thể thấy chém gió vốn là tuyệt kĩ có thể áp dụng với tất cả mọi đối tượng, dù là già trẻ, zai gái, bằng hữu hay cừu nhân, chém gió tuyệt kĩ cũng có thể áp dụng trong nhiều trường hợp như khi hội hè, đàn đúm, cưa gái chỉ là một phần của chém gió mà thôi.
Lịch sử chém gióNghệ thuật chém gió bắt đầu xuất hiện đầu tiên ở việt nam vào khoảng những năm 2000 do những 9x đầu têu..
Vốn được đúc kết và thăng hoa từ nghệ thuật nói phét, ông tổ cũng là người Việt Nam, người mà ai cũng biết là ai:
ngài CUỘI Do trung quốc ở gần VN, mà ko may trong một lần chém gió quá tay, tại hạ đã khiến gió mùa đông bắc thổi ngược nên hướng nam... thành ra là TQ từ đó trảm phong nhân mọc ra như nấm sau mưa... ôi, ai biết là tin đồn lại nhanh hơn ánh sáng đâu.
Nhưng được cái người bên Tây họ ko có được "cập nhật thường xuyên, update liên miên như là bên TQ, bên họ văn minh vẫn còn lạc hậu lắm lắm, cũng vì vậy mà chưa có cái nghề chém gió ra đời... thành ra là tại hạ ko có dịch từ nguyên gốc tiếng Việt sang tiếng Anh được.
Nhưng theo thông tin của Bộ văn hóa thì những năm gần đây, bên Tây đã thịnh hành nghề "thầy kiện" hay còn gọi là luật sư, vốn cũng là xuất thân từ đệ tử chém gió nhà ta mà lên cả. Thiết nghĩ cũng lên tôn trọng văn hóa phong tục nhà người ta.
=> vì thế mạn phép bổn nhân dịch từ chém gió sang tiếng anh là barrister: tức luật sư, người tố tụng.
Được biết các đệ tử nhà ta bên đó chuyên môn cãi cho nhà rầu phạm tội, tiền vào túi như nước sông hồng mùa lũ, thiết nghĩ vì tiền mà làm vậy thật tội lỗi tội lỗi:banhbao14:
Thôi chúng ta vào phần chính!
Chém gió căn bản
Trong phần này tại hạ sẽ đề cập đến các vấn đề chính cần biết khi chém gió, đó là phương pháp luyện tập sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất và chém gió như nào để có thể trấn áp quần hùng.
Chương I : Luyện tậpNói về phương pháp luyện tập, sau khi đã học thuộc các chiêu thức và khẩu quyết trong bí kíp, người học có thể bước vào luyện tập bước đầu tiên, đó là chém gió Online. Phương tiện luyện tập hiệu quả nhất hiện nay phải kể đến đó là yahoo và blog, ở giai đoạn này, tuyệt đối không nên chém gió ngòai đời thực. Anh em cần biết, chém gió tuy không đòi hỏi kiến thức sâu, nhưng lại đòi hỏi một kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực như thời trang, xe cộ, những chuyện huyền bí, các tin đồn nhảm, vân vân …
Bởi khi chém gió, biến chiêu là vô cùng, trong 5 phút chém gió có thể chuyển tới sáu, bảy chủ đề là chuyện bình thường, một người mới học chém gió không thể có đủ kiến thức để biến chiêu theo sự thay đổi của chủ đề. Cho nên cách tốt nhất cho người mới luyện đao pháp chém gió là sử dụng Da hu và Bờ nóc để chém, cái gì biết thì ta chém ngay, cái gì không biết thì ta ra Google tra, tra xong ta lại chém tiếp Cứ luyện như thế mỗi ngày 3 tiếng, chỉ trong khoảng nửa tháng là anh em đã có một vốn kiến thức kha khá để chuyển sang giai đoạn thứ 2 là chém gió Offline.
Lưu ý người luyện đao pháp chém gió phải luôn chú ý thu thập các tin đồn nhảm, tuyệt đối không được coi thường, bởi khi chém gió thường các cao thủ luôn sử dụng các tin đồn này để làm chủ đề chém, ta phải biết để đỡ chiêu của họ và chém lại sao cho hợp lí.
Chương II : Phương pháp chém gió căn bảnTrước hết, chém gió phải tự tin, không chém thì thôi, một khi đã vung đao lên thì không được nao núng, không được ấp úng, không được lúng túng, phải chém một mạch cho đối thủ kinh hồn bạt vía, không kịp phản kháng. Nhớ là phải cực kì côn đồ và hung hãn, chém cho đối phương không kịp vuốt mặt.
Thứ hai, nếu chỉ ngồi im một chỗ mà chém thì không ai tin, sở dĩ gọi là chém gió vì khi các cao thủ chém hai tay vung ra như xuất đao, khuôn mặt phải biểu cảm, đứng lên ngồi xuống nhịp nhàng
Thứ ba, chém gió phải đúng đối tượng, tùy theo lứa tuổi, giới tính mà có những cách chém khác nhau, không cách nào giống cách nào, luyện tới cảnh giới tối cao chính là chém được với mọi đối tượng vậy.
Thứ tư, chém gió phải đúng lúc, chém gió lúc đi nhậu cùng anh em khác chém gió lúc đi cưa gái, chém gió lúc ngồi trong lớp khác chém gió lúc đi trên sân trường.
Quan trọng nhất là, người chém gió phải biết trên giang hồ có 3 đối tượng căn bản : Chém gió cao thủ, chém gió lởm và chém gió gà
Chém gió cao thủ là những kẻ tinh thông đao pháp, thuộc lòng bí kíp ( như tại hạ chẳng hạn ). Đối với những kẻ này, tốt nhất là đừng múa rìu qua mắt thợ, tuyệt đối không đem đao pháp ra mà chém, chỉ nên dùng kiếm pháp lả lướt theo chiều gió, thấy họ nói gì thì hùa theo mà chém, như thế ta không sợ bị phản đòn mà danh tiếng cũng được thơm lây mấy phần
Chém gió gà là loại mới vào nghề, chưa tinh thông võ nghệ, đối với loại này, ta cứ thẳng tay mà chém, chém cho chúng không kịp trở tay, chém cho đến khi nào chúng phải thốt lên bái phục mới thôi
Loại thứ ba là
chém gió lởm, cũng là loại khó đối phó nhất, bởi đây là loại chỉ biết chút chút thôi, nhưng lại cứ tưởng mình biết nhiều, biết đúng. Nói chung rất thích tỏ ra nguy hiểm. Thành thử khi ta chém, bọn này thường kiên quyết kháng cự đến cùng, bất kể ta chém chuyện gì, chém đúng hay chém sai. Cho nên đối phó với loại này phải dùng đao pháp mềm dẻo nhưng không kém phần ác hiểm.
Phần cuối cùng: Một vài lưu ý cho đệ tử ngành chém gió. (Ngành này thi đầu vào điểm ko cao nhưng học rất cực)
-
Tuyệt đối ko nói tục chửi bậy: tôn trọng văn hóa là điều tối thiểu để người khác tin cậy vào lời nói của ngươi.
-
Tuyệt đối ko dìm hàng: khuyến khích bốc phét nhưng ko được dìm hàng, đầy là thể hiện sự tôn trọng tối thiểu với đối phương. Phải chém sao cho đối phương tự thấy bản thân mình kém cỏi mà rút lui.
-
Thắng ko kêu, bại ko nản: chém gió của gái ư, nếu thất tình nhiều cấm tự tử, chém gió với bạn bè ư, nếu bị chê cười cấm được xấu hổ... còn nếu chém gió thành công như bổn nhân thì kiêu căng 1 tí cũng ko sao
-
Bỏ lửng: cần biết đâu là lúc bỏ lửng và đâu là lúc chém hết mình, đôi khi dừng đúng lúc lại là hạnh phúc về sau.
-
Nói có vần có điệu: điều lày làm người nghe thấy thoải mái tâm lí=> dễ bị thuyết phục hoặc ít nhất cũng gây cười
-
Trước sau bất nhất: chém thế nào thì chém, nhưng nếu chém trước 1 kiểu, sau lại nói ngược lại thì đúng là cầm dao tự chém mình rồi.
-
Nhận sai: nhận sai trong chém gió cũng là 1 nghệ thuật, nếu biết thừa mình sai thì phải nhận, ko được giấu dốt, nhưng nhận sai song thì lại chém điên đảo khiến người khác cũng kinh hồn tán đởm.
Vậy thôi, mỏi tay rồi, ngưng ở đây!